Tài liệu

Thứ sáu, 17/05/2024 - 12:31:56

Bài trích Tạp chí Quản lý giáo dục từ số 75 đến số 77

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu!
1. Năng lực cơ bản của cán bộ quản lý phòng chức năng trong các trường đại học/ Nghiêm Thị Thanh// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 75 .- 8/2015 .- Tr. 8
Bài viết đề cập đến các năng lực tiêu biểu, nổi trội trong hoạt động quản lý của cán bộ quản lý phòng chức năng: năng lực thích ứng, năng lực đổi mới sáng tạo, giúp trưởng phòng, phó trưởng phòng chức năng giải quyết một cách tốt nhất các công việc và các mối quan hệ theo chức năng nhiệm vụ đặc thù của mình trong trường đại học.
Từ khóa: Cán bộ quản lý, phòng chức năng, năng lực, năng lực cơ bản.
2. Đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn/ Vũ Tuấn Dũng// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 75 .- 8/2015 .- Tr. 13
Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo chuẩn là một nội dung quan trọng của thực hiện văn bản pháp quy đối với quy định chuẩn hiệu trưởng, đồng thời, mang lại lợi ích to lớn đối với cơ quan quản lý cấp trên, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đối với chính bản thân người hiệu trưởng. Tuy nhiên, điều này chưa được thực hiện đối với hiệu trưởng trường đại học. Nội dung bài viết đề cập đến một số nội dung cơ bản: Khái niệm đánh giá, chuẩn và đánh giá theo chuẩn, gồm 6 tiêu chuẩn, 41 tiêu chí; Cách tiến hành đánh giá hiệu trưởng trưởng đại học theo chuẩn; Mong muốn, các kết quả nghiên cứu này sẽ được sử dụng trong thực tiễn giáo dục đại học ở nước ta.
Từ khóa: trường đại học, hiệu trưởng, đánh giá, tiêu chuẩn.
3. Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho sinh viên góp phần phát triển nhân cách toàn diện/ Nguyễn Thị Hồng// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 75 .- 8/2015 .- Tr. 16
Trí tuệ cảm xúc là hướng nghiên cứu tương đối mới và hấp dẫn của ngành tâm lý học. Nó được nghiên cứu chính thức từ những năm 90 của thế kỷ XX mà tiên phong là hai nhà tâm lý học người Mỹ P.Salovey và J.Mayer. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn quan niệm về trí tuệ. Bài viết nêu khái niệm trí tuệ cảm xúc, vai trò của El trong hoạt động học tập của sinh viên, từ đó đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho sinh viên góp phần phát triển nhân cách toàn diện nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học.
Từ khóa: bồi dưỡng, trí tuệ, cảm xúc, sinh viên.
1. Hoạch định chính sách và chiến lược trong quản lý giáo dục/ Phạm Ngọc Phương// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 76 .- 9/2015 .- Tr.1
Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản về chính sách và chiến lược giáo dục: Quan niệm về chính sách và chiến lược giáo dục, tầm quan trọng , những căn cứ để hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược phát triển giáo dục. Những căn cứ để hoạch định chính sách giáo dục gồm: Xu hương giáo dục của thế giới; Đường lối lãnh đạo của Đảng về giáo dục; Thực tiến giáo dục của đất nước. Những căn cứ để xây dựng chiến lược giáo dục là: Bối cảnh trong nước và quốc tế về giáo dục; Những điểm mạnh và yếu của giáo dục trong thời gian qua; Lấy tư tưởng chỉ đạo của Đảng về giáo dục làm phương châm tổ chức giáo dục.
Từ khóa: Chính sách, chiến lược, quản lý giáo dục.
2. Phát triển giảng viên trong lĩnh vực quản lý giáo dục theo tiếp cận năng lực/ Phạm Xuân Hùng// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 76 .- 9/2015 .- Tr.5
Giảng viên trong lĩnh vực quản lý giáo dục (QLGD) họ là ai? Ở Việt Nam, giảng viên QLGD trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) vừa là nhà sư phạm vừa là nhà QLGD. Bài viết đề cập những nghiên cứu về nội dung phát triển giảng viên QLGD theo tiếp cận năng lực ở nước ngoài và những định hướng vận dụng vào công tác phát triển đội ngũ giảng viên QLGD trong các cơ sở GDĐH Việt Nam.
Từ khóa: năng lực, khung năng lực, giảng viên, QLGD, tiếp cận năng lực
3. Phát triển năng lực tự đánh giá – yếu tố quan trọng hoàn thiện nhân cách cán bộ quản lý giáo dục hiện nay/ Trần Thị Minh Hằng// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 76 .- 9/2015 .- Tr.11
Mỗi người chỉ có thể phát triển nhân cách của mình khi họ có năng lực tự đánh giá bản thân. Năng lực tự đánh giá chính là khả năng nhìn nhận, đánh giá bản thân xem những gì đã phù hợp những gì chưa hoàn thiện so với yêu cầu xã hội. Năng lực này đối với cán bộ quản lý giáo dục là rất quan trọng, bởi trong quá trình đào tạo họ chỉ mới được trang bị và phát triển năng lực đánh giá người khác, còn năng lực tự đánh giá bản thân được hình thành và phát triển trên cơ sở khả năng tự ý thức.
Từ khóa: năng lực tự đánh giá, nhân cách, cán bộ quản lý.
4. Đổi mới quản trị cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay/ Đào Ngọc Nam// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 76 .- 9/2015 .- Tr. 14
Đổi mới quản trị các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam với mục đích để có một nền giáo dục có chất lượng đào tạo và phát triển. Bài báo phân tích hiện trạng về quản trị của các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay, những chính sách đối với giáo dục đại học công lập, đề ra những giải pháp và nhiệm vụ trong việc đổi mới quản trị các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Từ khóa: quản trị, giáo dục đại học, công lập
5. Nâng cao vai trò hội đồng trường tiểu học theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường/ Vũ Thị Mai Hường// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 76 .- 9/2015 .- Tr. 18
Quản lý dựa vào nhà trường (QLDVNT) ra đời từ những năm 70 của thế kỷ 20. Biểu hiện mang tính đặc trưng của QLDVNT là hội đồng trường (HĐT) có sự tham dự của những bên có liên quan trong quản lý nhà trường. Sự tham dự càng lớn của các bên có liên quan thể hiện mức độ phân cấp mạnh cho các nhà trường và trong nhiều trường hợp sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Để phục vụ cho công cuộc đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng, cần hoàn thiện HĐT để vấn đề phân cấp trong nhà trường hiệu quả trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn quản lý.
Từ khóa: quản lý dựa vào nhà trường, hội đồng trường, tiểu học.
6. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của các trường đại học tham gia quỹ nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu/ Phạm Thị Thanh Hải// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 76 .- 9/2015 .- Tr. 25
Qũy đổi mới đào tạo và nghiên cứu (TRIG) được xem là một phần quan trọng của dự án Giáo dục đại học 2. Qũy TRIG đầu tư cho 22 trường đại học (17 trường trọng điểm và 5 trường vùng khó khăn). Mục tiêu của TRIG nhằm xây dựng năng lực cho việc giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học. Nghiên cứu thực hiện để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của các trường đại học tham gia quỹ TRIG. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Qũy TRIG có tác động tích cực đến nâng cao kiến thức, kĩ năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ khoa học, đồng thời, có ảnh hưởng tốt đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu của trường cũng như hoạt động học tập của sinh viên.
Từ khóa: TRIG, nghiên cứu khoa học, đánh giá kết quả.
7. Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non/ Nguyễn Thị Thực// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 76 .- 9/2015 .- Tr. 34
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt giáo dục: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động. Làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Giáo dục thẩm mĩ là một trong 5 lĩnh vực của chương trình giáo dục Mầm non. Thông qua bài viết sẽ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý giáo dục thẩm mỹ thông qua việc trình bày quan niệm giáo dục thẩm mỹ, tầm quan trọng về giáo dục thẩm mỹ đặc biệt là sự cần thiết của công tác quản lý giáo dục thẩm mỹ để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ ở cấp học mầm non.
Từ khóa: giáo dục thẩm mỹ, hoạt động tạo hình, mầm non.
8. Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động của cử nhân chính quy ngành quản lý giáo dục/ Trần Thị Thơm// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 76 .- 9/2015 .- Tr. 44
Bài viết tập trung làm rõ mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cử nhân ngành Quản lý giáo dục (QLGD) ở Học viện QLGD trên cơ sở nghiên cứu mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp.
Từ khóa: Quản lý giáo dục, cử nhân, thị trường lao động, Học viện QLGD
1. Mô hình trường học mới Việt Nam/ Đặng Tự Ân// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 1
Tới năm học 2015-2016, cả nước có khoảng gần 30% số trường tiểu học trong toàn quốc áp dụng theo mô hình trường học mới và ở cấp trung học cơ sở cũng có gần 1.800 trường mở rộng áp dụng mô hình cho học sinh các lớp 6. Mô hình trường học mới (THM) có nhiều sự đổi mới phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại trên thế giới, tức là tiếp cận giáo dục định hướng phát triển năng lực cho người học. Bài viết này phân tích, giới thiệu một số mô hình nhà trường mới xuất hiện mấy năm gần đây ở Việt Nam.
Từ khóa: mô hình, trường học mới, phương pháp, giảng dạy, tài liệu, giáo dục.
2. Tư duy về giáo dục giá trị nhân cách và nhận thức giá trị cốt lõi cần rèn luyện cho thế hệ trẻ/ Đặng Quốc Bảo, Trương Ngọc Ánh// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 4
Chương trình giáo dục phổ thông trong bối cảnh đổi mới lần này đặt ra mục tiêu giáo dục học sinh: “Biết yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm”. Bài viết đề cập đến quan niệm vè tư duy và giáo dục nhân cách, xác định giá trị cốt lõi để phát triển và hoàn thiện nhân cách hài hòa cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Từ khóa: giá trị, giáo dục, nhân cách.
3. Tư duy kinh tế giáo dục trong quy hoạch và sử dụng trường học/ Trương Thị Thúy Hằng// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 7
Tại Việt Nam đổi mới giáo dục, phát triển văn hóa, phát triển con người đã được đề cập trong các nghị quyết của Đảng. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguy cơ cao nhất về biến đổi khí hậu. Quy hoạch và sử dụng trường học đã bước đầu được quan tâm giải quyết đồng thời là một nội dung trong các học phần kinh tế giáo dục và quản lí tài chính, tài sản đang được giảng dạy trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành quản lý giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tiễn vấn đề này còn chưa được giải quyết hợp lý, gây ra một sự lãng phí rất lớn trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Bài viết xem xét tư duy kinh tế giáo dục trong việc quy hoạch và sử dụng trường học như một không gian văn hóa, một địa điểm an toàn khi xảy ra tình huống thiên tai, thảm họa tại Việt Nam. Kinh nghiệm của Đức, Thái Lan được giới thiệu là một gợi ý cho Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: tư duy, kinh tế, giáo dục, quy hoạch, trường học.
4. Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực/ Trần Trọng Hà// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 12
Giáo dục phổ thông nước ta đang dần chuyển hướng từ chú trọng việc truyền đạt kiến thức sang coi trọng hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Để thực hiện được thành công nhiệm vụ mới này, cần phải thay đổi, điều chỉnh nhiều thành tố của giáo dục phổ thông. Một trong những thành tố then chốt đó là phát triển chương tình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
Từ khóa: chương trình, giáo dục, phổ thông, năng lực.
5. Nâng cao thương hiệu của nhà trường bằng hiệu quả giáo dục/ Phùng Quang Thơm// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 15
Đối với mỗi nhà trường, làm nên thương hiệu của mình là một điều rất quan trọng, là điều dễ đi đến nhất trí cao, đó là điều cần thiết. Nhưng làm thế nào để khẳng định và nâng cao thương hiệu của một nhà trường là điều rất không dễ thống nhất. Khi luận bàn về vấn đề này có nhiều quan điểm được đưa ra, đôi khi có những quan điểm trái ngược nhau.
Từ khóa: thương hiệu, hiệu quả, giáo dục.
6. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học xã hội/ Nguyễn Thu Tuấn// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 18
Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức và tâm huyết với nghề là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay. Nội dung bài viết đề cập tới một số giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học xã hội để từng bước đưa giáo dục đại học Việt Nam hòa nhập với giáo dục đại học quốc tế.
Từ khóa: giảng viên, giáo dục, đại học, khoa học xã hội.
7. Phát triển mô hình trường thực hành sư phạm trong các trường/ khoa đào tạo giáo viên trình độ đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long/ Trương Tấn Đạt// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 21
Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ hướng đến hình thành năng lực người học thay vì tập trung vào nội dung kiến thức như hiện nay. Mặt khác, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ theo hướng tích hợp, rất căn bản, từ việc xác định thành phần, cơ cấu nội dung cho đến cấu trúc. Những vấn đề trên, đang đặt ra cho các trường \khoa (cơ sở) đào tạo giáo viên trên cả nước những “bài toán khó” về đổi mới hoạt động đào tạo; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy… nhằm đáp ứng những thay đổi tất yếu đó. Trong bài viết, chúng tôi đánh giá chung về hoạt động của mô hình trường thực hành sư phạm trong một số cơ sở đào tạo giáo viên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề ra những giải pháp để phát triển mô hình đó nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của vùng trong thời gian tới.
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, đào tạo đại học, giáo viên, trường thực hành sư phạm.
8. Rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang/ Lê Thị Tuyết Hạnh, Tô Thị Giang// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 25
Thực tế công tác dạy nghề tại Việt Nam cho thấy, vấn đề rèn kỹ năng nghề chưa được quan tâm do nhiều lí do chủ quan và khách quan trong quá trình đào tạo. Bài viết đã đưa ra một số giải pháp nâng cao kĩ năng nghề cho sinh viên Trường cao đẳng nghề Công nghệ Việt -Hàn Bắc Giang nhằm giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề sau khi tốt nghiệp ra trường, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Từ khóa: Kĩ năng nghề, nhu cầu xã hội, công nghệ, sinh viên, giảng viên.
9. Sử dụng bài tập trong dạy học giáo dục theo theo hướng phát triển năng lực/ Nguyễn Thị Tím Huế// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 29
Sử dụng bài tập trong dạy học Giáo dục học luôn được các giảng viên quan tâm, trăn trở. Sử dụng bài tập như thế nào để người học hứng thú và có trách nhiệm trong học tập? Sử dụng bài tập ra sao để người học phát triển được năng lực nghề nghiệp? Làm thế nào để giảng viên không còn lúng túng do chưa làm chủ được bài tập - một phương tiện hữu hiệu để thực thi phương pháp dạy học?
Từ khóa: bài tập, giáo dục học.
10. Biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên phổ thông/ Nguyễn Thị Thúy Liễu// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 33
Đội ngũ nhà giáo giữ vai trò quan trọng và quyết định chất lượng GD&ĐT. Các trường học cần luôn chú trọng và có một số biện pháp để xây dựng đội ngũ giáo viên vừa “hồng” vừa “chuyên”, trong đó việc tạo động lực làm việc cho giáo viên là một biện pháp có hiệu quả. Khi có động lực làm việc thì người giáo viên sẽ tích cực giảng dạy, hăng say, sáng tạo truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì vậy, chăm lo cho đội ngũ nhà giáo ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều cần thiết.
Từ khóa: động lực, đội ngũ giáo viên.
11. Nâng cao hiệu quả tuyển sinh đại học ở Học việc quản lý giáo dục bằng các hình thức online marketing/ Đỗ Viết Tuân, Nguyễn Hồng Nhật// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 36
Bài viết đề cập đến một vấn đề đang gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây của Học viện Quản lý giáo dục đó là bài toán tuyển sinh các ngành đào tạo đại học chính quy. Giải pháp đặt ra để quảng bá hình ảnh, kế hoạch tuyển sinh tại Học viện Quản lý giáo dục là sử dụng các hình thức online marketing, thử nghiệm đối với công tác tuyển sinh đào tạo ở một số ngành như tâm lý giáo dục và ngành công nghệ thông tin.
Từ khóa: Online marketing, Học viện Quản lý giáo dục.
12. Nâng cao chất lượng công tác cố vấn học tập tại Học viện quản lý giáo dục/ Phạm Thị Lụa// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 40
Cố vấn học tập là một chức danh mới, gắn liền với hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học và cao đẳng. Cố vấn học tập có vai trò quan trọng đối với sự thành công của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ và được xem là một bộ phận quan trọng không thể tách rời, đàm bảo cho hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ đạt hiệu quả. Bài viết đề cập đến các biện pháp nâng cao chất lượng công tác cố vấn học tập tại Học viện Quản lý giáo dục.
Từ khóa: cố vấn học tập, chất lượng, Học viện quản lý giáo dục.
13. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở trường Đại học Thủy lợi theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực/ Phạm Văn Thuần, Phạm Thị Nguyệt Nga// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 77 .- 10/2015 .- Tr. 47
Bài viết đề cập đến phát triển đội ngũ CBQL trong các trường đại học nói chung, Trường Đại học Thủy lợi nói riêng theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực với việc xác định cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý đội ngũ CBQL và đề xuất các biện pháp quản lý như: quy hoạch và hoạch định chính sách; bổ nhiệm và sử dụng; đào tạo và bồi dưỡng; đánh giá và sàng lọc; chính sách đãi ngộ và tạo môi trường làm việc của đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường, phù hợp xu thế đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
Từ khóa: Cán bộ quản lý, phát triển, đội ngũ, nguồn nhân lực, Trường Đại học Thủy lợi.
Trung tâm Thông tin Thư viện
Truy cập: 11154 lượt
Chia sẻ :

♦ Ý kiến của bạn:

© 2013 Đại học Dân Lập Hải Phòng. Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Thông tin Thư viện.